logo

CHUYÊN MÔN KẾT NỐI

Thứ 4 Ngày 25/10/2023 01:28:55 PM

Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ - HOÀNG MAI

Trang chủ»Sinh hoạt chuyên môn»Tổ khoa học xã hội»Nhóm năng khiếu»Hướng dẫn hoạt động chuyên môn Môn Nghệ thuật

Hướng dẫn hoạt động chuyên môn Môn Nghệ thuật

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

 

Hướng dẫn hoạt động chuyên môn

Môn Nghệ thuật cấp THCS năm học 2023 – 2024

 


Thực hiện Kế hoạch năm học 2023-2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội hướng dẫn chuyên môn môn Nghệ thuật cấp Trung học cơ sở (THCS) như sau:

A. Định hướng chung

- Tiếp tục thực hiện Chương trình môn Nghệ thuật gồm nội dung Mĩ thuật và nội dung Âm nhạc. Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng theo từng nội dung Mĩ thuật và nội dung Âm nhạc; các nội dung được bố trí dạy học đồng thời bảo đảm tương đương về thời lượng trong từng học kì phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

- Môn Nghệ thuật bao gồm 02 nội dung Âm nhạc và Mĩ thuật, mỗi nội dung chọn 01 kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong từng học kì; khuyến khích thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập. Bài kiểm tra, đánh giá định kì bao gồm 2 nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được thực hiện riêng theo từng nội dung tương tự như môn học đánh giá bằng nhận xét; kết quả bài kiểm tra, đánh giá định kì được đánh giá mức Đạt khi cả 2 nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được đánh giá mức Đạt.

- Phòng GDĐT giao quyền chủ động cho các trường THCS xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục bộ môn theo định hướng phát triển năng lực HS theo khung thời gian quy định; có đủ thời lượng cho luyện tập, ôn tập, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kỳ. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, của giáo viên phải được Hội đồng trường góp ý, nhận xét, phê duyệt trước khi thực hiện, báo cáo phòng GDĐT và là căn cứ để kiểm tra, giám sát, nhận xét, góp ý trong quá trình thực hiện.

- Các phòng GDĐT chủ động tham mưu, đề xuất đầu tư về cơ sở chất theo Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ GDĐT về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS.

- Thực hiện tốt việc sử dụng Di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn số 73/HDBGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, khai thác triệt để những di sản văn hóa, nghệ thuật tại địa phương, lồng ghép vào nội dung dạy học của môn học.

B. Nhiệm vụ cụ thể

I. Nội dung Âm nhạc

1. Thực hiện qui chế chuyên môn

- Thực hiện theo Chương trình GDPT nội dung Âm nhạc ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8; đảm bảo hoàn thành chương trình năm học đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục trong tình huống bất thường khác.

- Thực hiện nghiêm túc Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH ngày 23/6/2021 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021-2022 và Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2023-2024;

- Tiếp tục thực hiện Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ GDĐT về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; Công văn 4659/SGDĐT/GDPT ngày 31/12/2020 của Sở GDĐT, Kế hoạch dạy học được xây dựng bám sát yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT 2018, được linh hoạt điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc thù dạy và học Nội dung Âm nhạc (tránh áp dụng gượng ép cùng với môn học khác). Các phụ lục kèm theo Công văn này được sử dụng để tham khảo gồm: Xây dựng kế hoạch dạy học môn học; Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục; Kế hoạch giáo dục của giáo viên, Kế hoạch bài dạy (giáo án);

 - Các phòng GDĐT chỉ đạo các trường THCS xây dựng kế hoạch giáo dục nội dung Âm nhạc phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và khả năng học tập của học sinh.

- Các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên lựa chọn nội dung xây dựng các chủ đề  hiệu quả, lựa chọn các kiến thức được học trong sách giáo khoa để xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục âm nhạc trong nhà trường phong phú, đa dạng đúng đặc thù của môn Âm nhạc.

- Tích hợp vận dụng kiến thức liên môn đối với những kiến thức giao thoa giữa các môn học, tạo thuận lợi cho việc thiết kế tiến trình dạy học thành các nhiệm vụ học tập của học sinh theo phương pháp kĩ thuật và dạy học tích cực, trong đó các nhiệm vụ học tập có thể giao học sinh thực hiện. Rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học và điều chỉnh kịp kế hoạch dạy học phù hợp với thực tế tại địa phương, cơ sở giáo dục.

2. Thực hiện công tác dạy học

- Xây dựng Kế hoạch dạy học theo khung thời gian năm học học, đảm bảo thời gian kết thúc học kỳ I, năm học thống nhất toàn thành phố theo Quyết định của UBND Thành phố về khung kế hoạch thời gian áp dụng năm học 2023-2024.

- Xây dựng bài dạy chú trọng tổ chức các hoạt động âm nhạc cơ bản sau: (1) Mở đầu (tình huống có vấn đề, giao nhiệm vụ học tập) xác định vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập gắn với kiến thức mới của bài học; (2) Hình thành kiến thức mới (hoạt động với sách giáo khoa, thiết bị dạy học và học liệu để khai thác, tiếp nhận kiến thức mới thông qua kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng); (3) Luyện tập (câu hỏi, bài tập, thực hành, thí nghiệm) để phát triển các kĩ năng gắn với kiến thức mới vừa học; (4) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống, vấn đề trong thực tiễn.

- Giáo viên được linh hoạt, chủ động, đề xuất với các cấp lãnh đạo lựa chọn nhạc cụ giai điệu phục vụ nội dung dạy học (nếu đủ điều kiện dạy và học), nhạc cụ giai điệu lựa chọn phải phù hợp với tình hình thực tế địa phương cũng như trình độ của giáo viên trong việc triển khai Chương trình GDPT 2018.

- Giáo dục, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Lễ chào cờ Tổ quốc; hướng dẫn học sinh hát Quốc ca đúng nhạc, đúng lời để hát tại các buổi Lễ chào cờ đầu tuần theo nghi thức, thể hiện nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc của tuổi trẻ Việt Nam.

3. Kiểm tra, đánh giá

Tiếp tục thực hiện đánh giá theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ GDĐT về quy định đánh giá học sinh THCS, Giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên giảng dạy môn Nghệ thuật (nội dung Âm nhạc, nội dung Mĩ thuật) sinh hoạt chuyên môn, phối hợp chặt chẽ để xây dựng kế hoạch, nhập kết quả học tập trên hệ thống, sổ sách. Kết quả học tập của học sinh được xây dựng riêng biệt dựa trên tiêu chí kiểm tra đánh giá, yêu cầu cần đạt của Chương trình Âm nhạc, chương trình Mĩ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT.

Giáo viên dạy Nội dung Âm nhạc và Nội dung Mĩ thuật căn cứ trên kết quả đánh giá độc lập để đối chiếu, thống nhất kết đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì theo Thông tư 22, cụ thể như sau:

- Hình thức đánh giá: quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1; điểm a khoản 3 Điều 5

- Đánh giá thường xuyên: quy định tại khoản 1; điểm a khoản 2 Điều 6. Lưu ý: Nội dung Âm nhạc thực hiện đánh giá riêng biệt bằng nhận xét, cập nhật kết quả học tập của học sinh độc lập 01 lần/1 học kì.

- Đánh giá định kì: quy định tại khoản 1, 2, 4, 5 Điều 7. Lưu ý: Nội dung Âm nhạc được thực hiện đánh giá riêng biệt bằng nhận xét. Việc cập nhật kết quả học tập của học sinh phải là sự thống nhất 01 lần đánh giá giữa kì và 01 lần đánh giá cuối kì của giáo viên Âm nhạc và Mĩ thuật.        

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh: quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9.

- Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh: Giáo viên căn cứ trên kết quả học tập, rèn luyện, để đánh giá, ghi nhận xét đối với những học sinh có năng khiếu nổi bật (hỗ trợ cho việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai).

4. Công tác bồi dưỡng

- Chủ động phối hợp với các nhà xuất bản có sách giáo khoa (SGK) được lựa chọn để tổ chức tập huấn cho giáo viên về SGK mới, bảo đảm tập huấn cho 100% giáo viên dạy học lớp 6, lớp 7, lớp 8 theo Chương trình GDPT 2018.

- Tổ chức tốt việc tập huấn giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDPT cốt cán và đại trà các mô-đun theo Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2019 Kế hoạch số 41/KH-BGDĐT ngày 22/01/2020 của Bộ GDĐT.

- Phòng GDĐT chủ động chỉ đạo tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn Âm nhạc trên địa bàn các quận, huyện, thị xã ; xây dựng kế hoạch chuyên môn, tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ tối thiểu 1 lần trong 1 học kỳ. Nội dung sinh hoạt đảm bảo chất lượng, giáo viên được trao đổi chuyên môn theo nhóm hoặc cụm trường, tổ chức chuyên đề về chuyên môn, dự giờ, chia sẻ phương pháp để giáo viên có cơ hội trao đổi sâu về chuyên môn, nghiệp vụ và giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

II. Nội dung Mĩ thuật

1. Thực hiện qui chế chuyên môn

- Thực hiện Chương trình Mĩ thuật trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018 ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT. Trên cơ sở chương trình, SGK, các trường chủ động điều chỉnh xây dựng kế hoạch giáo dục nội dung Mĩ thuật phù hợp với thực tế nhà trường, khả năng học tập của học sinh, tạo thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục môn học, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, phát huy được cao nhất năng lực của học sinh đối với môn học môn học đặc thù mang tính năng khiếu.

- Phòng GDĐT và các nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục bám sát yêu cầu cần đạt theo Chương trình Mĩ thuật 2018. Khuyến khích GV đọc tham khảo những SGK khác với SGK Mĩ thuật đã được lựa chọn để giảng dạy hiệu quả hơn cho HS.

2. Thực hiện công tác dạy học

- Nghiêm túc chỉ đạo triển khai thực hiện giảng dạy Mĩ thuật theo chương trình GDPT 2018 ở tất cả các trường THCS. Các trường chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nội dung Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực HS theo khung thời gian quy định mỗi nội dung 35 tiết được tiến hành đồng thời trong cả năm học; có đủ thời lượng cho luyện tập, ôn tập, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kỳ.

- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện linh hoạt kế hoạch giáo dục nội dung Mĩ thuật theo tinh thần Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ GDĐT, Công văn số 4659/SGDĐT-GDPT ngày 31/12/2020 của Sở GDĐT. Các phụ lục kèm theo Công văn này được sử dụng tham khảo trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, kế hoạch giáo dục của giáo viên, kế hoạch bài dạy (giáo án); kế hoạch bài học được xây dựng cho mỗi chủ đề và các bài học trong chủ đề phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được cụ thể cho cả chủ đề, và ở mỗi bài học trong chủ đề; các hoạt động trong mỗi bài học phải đảm bảo tính đặc thù của môn học và phù hợp với thực tế địa phương, nhà trường.

3. Kiểm tra, đánh giá

- Thực hiện đánh giá theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ GDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS; đảm bảo học sinh được đánh giá thường xuyên trong cả quá trình học tập, tham gia vào mọi hoạt động của môn học; việc đánh giá học sinh phải đảm bảo ghi nhận được những nỗ lực và kết quả học tập của học sinh trong suốt quá trình tham gia học tập với nội dung môn học đòi hỏi năng khiếu.

- Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn, bám sát mục tiêu bài học và phù hợp với đối tượng học sinh, đồng thời quan tâm tới ý thức học tập, sự tham gia của của học sinh vào quá trình học tập đối với bộ môn. Tuyệt đối không đưa ra những yêu cầu quá cao về kỹ năng, vượt quá khả năng của đa số học sinh, dễ dẫn đến sự sai lệch trong đánh giá.

- Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học; đánh giá qua bài thuyết trình (tự đánh giá, nhận xét, giới thiệu sản phẩm …).

- Mỗi nội dung (Âm nhạc, Mĩ thuật) 01 kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong từng học kì; các lần đánh giá định kỳ thực hiện riêng theo từng nội dung tương tự như môn học đánh giá bằng nhận xét theo hướng dẫn tại Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 của Bộ GDĐT về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học 2022-2023;

4. Công tác bồi dưỡng

- Chủ động phối hợp với các nhà xuất bản có sách giáo khoa (SGK) được lựa chọn để tổ chức tập huấn cho giáo viên về SGK mới, bảo đảm tập huấn cho 100% giáo viên dạy học lớp 6, lớp 7, lớp 8 theo Chương trình GDPT 2018.

- Tổ chức tốt việc tập huấn giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDPT cốt cán và đại trà các mô-đun theo Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2019 Kế hoạch số 41/KH-BGDĐT ngày 22/01/2020 của Bộ GDĐT. Tiếp tục rà soát, bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở phụ trách môn học đúng chuyên môn Mĩ thuật và giáo viên cốt cán; triển khai bồi dưỡng chuyên đề theo phương thức bồi dưỡng trực tiếp, qua mạng thường xuyên, liên tục; gắn nội dung bồi dưỡng thường xuyên với nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo Công văn số 3587/BGDĐT-GDTrH ngày 20/8/2019.

- Kiện toàn, tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn (theo cụm trường hoặc tổ chuyên môn toàn địa bàn quận, huyện) mỗi học kì tối thiểu 02 lần, Nội dung sinh hoạt đảm bảo giáo viên được trao đổi chuyên môn theo chuyên đề, tạo điều kiện để giáo viên được dự giờ, chia sẻ phương pháp để giáo viên có cơ hội trao đổi sâu về chuyên môn, nghiệp vụ và giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Tổ chức cho học sinh các trường tham gia các cuộc thi vẽ tranh hưởng ứng các phong trào...tạo sân chơi nghệ thuật, bổ ích, góp phần làm phong phú các hoạt động giáo dục hiệu quả trong nhà trường; tạo điều kiện để học sinh được tham dự các cuộc thi và triển lãm tranh vẽ của thiếu nhi do các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài ngành phát động. Khuyến khích nhà trường, giáo viên tổ chức các câu lạc bộ Mỹ thuật, lớp vẽ ngoài giờ cho học sinh được tham gia hoạt động và phát triển năng khiếu.

------------------------------------

 

 

Tìm kiếm bài viết

Video

Thống kê truy cập

Bản đồ

Trường THCS Trần Phú

Địa chỉ: Số 16 - Đường Khuyến Lương - Phường Trần Phú

Điện thoại: 02436449436

Email: c2tranphu-hm@hanoiedu.vn